Top 3 cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Chống thấm nhà vệ sinh là một trong những hạng mục quan trọng và cấp thiết nhất khi xây dựng công trình. Nếu không có các biện pháp thi công chống thấm hiệu quả ngay từ lúc xây dựng thì sau một thời gian sử dụng nhà vệ sinh sẽ bị thấm nước, ẩm mốc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng chống thấm Nha Trang tìm hiểu những giải pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, bài viết dưới đây.

chống-thấm-nhà-vệ-sinh-tại-Nha-Trang

Thực trạng thấm dột nhà vệ sinh hiện nay và những dấu hiệu nhận biết thấm dột nhà vệ sinh.

Tại sao những năm gần đây nhu cầu chống thấm nhà vệ sinh ngày một tăng cao và công nghệ chống thấm nhà vệ sinh càng ngày càng được chú trọng. Lý do chính là vì tình trạng thấm dột nhà vệ sinh xảy ngày càng nhiều và càng nghiêm trọng ảnh hưởng lớn cuộc sống của con người.

Trong bài viết này Chống thấm Nha Tran chia sẻ 3 cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả.

Hiện trạng thấm dột nhà vệ sinh. Vì sao cần chống thấm nhà vệ sinh ngay từ lúc đang xây dựng

Hiện nay, đại đa số nhà vệ sinh sau một thời gian dài sử dụng đều xuất hiện hiện tượng thấm dột. Do đặc thù ẩm ướt quanh năm và luôn có nước đọng trên bề mặt nền nhà vệ sinh là phần công trình dễ bị ngấm nước hơn những bộ phận khác. Chính vì thế việc tìm được biện pháp chống thấm nhà vệ sinh dứt điểm, hiệu quả luôn là mong muốn của rất nhiều gia chủ.

Một số dấu hiệu nhận biết thấm dột nhà vệ sinh.

Việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu nhà vệ sinh bị thấm dột cũng giúp những phương pháp chống thấm hiệu quả hơn, tránh tình trạng thấm dột nặng nề và khó xử lý hơn. Một số dấu hiệu nhận biết thấm dột:

  • Tường nhà, trần nhà xuất hiện các dấu hiệu nấm mốc, ẩm ướt, có nhiều vệt nước loang lỗ hoặc nặng hơn là rỉ nước ra ngoài
  • Mặt sàn nhà vệ sinh luôn ẩm ướt dù nhiều ngày không sử dụng. Gạch lát sàn bị nứt vỡ
  • Xuất hiện mùi hôi, mùi ẩm mốc khó chịu.
  • Vào những ngày mưa có dấu hiệu ngấm nước và dột nước vào nhà.

Khi xuất hiện một trong những dấu hiệu trên bạn cần có biện pháp chống thấm triệt để ngay nếu không để càng lâu tình trạng thấm dột sẽ càng nghiêm trọng và khó xử lý.

Nguyên nhân và hậu quả khi thấm dột nhà vệ sinh.

Có rất nhiều nguyên nhân thấm dột nhà vệ sinh, tuy nhiên mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có những giải pháp khác nhau. Bạn cần tìm ra nguyên nhân và sử dụng giải pháp chống thấm nhà vệ sinh phù hợp. Một số nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh:

  • Cống thoát nước nhà vệ sinh bị hỏng: Trong quá trình thi công miệng ống không được bịt kín dẫn đến nước bị thoát ra ngoài và ngấm vào sàn nhà vệ sinh.
  • Mặt sàn nhà vệ sinh không đảm bảo: Khi xây dựng các mạch tiếp giáp không được kín, độ dốc của mặt sàn không đảm bảo để thoát nước làm nước bị ứ đọng trong thời gian dài lâu ngày dẫn đến thấm dột.
  • Thi công chưa chuyên nghiệp, không uy tín: khi thi công xảy ra một số lỗi lắp đặt thiết bị, không thi công chống hoặc thi công chống thấm không hiệu quả.
  • Hệ thống chống thấm lâu năm, điều kiện môi trường ẩm ướt: Nhà vệ sinh đã xây dựng và sử dụng một thời gian dài, kèm với điều kiện môi trường xung quanh ẩm ướt cũng là yếu tố gây nên thấm dột nhà vệ sinh.

Việc nhà vệ sinh xảy ra thấm dột sẽ gây ra những hậu quả nhất định và không thể tránh khỏi. Những hậu quả nghiêm trọng khi xảy ra thấm dột nhà vệ sinh:

  • Nhà vệ sinh xuống cấp nhanh làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.
  • Thấm dột nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến kết cấu chung của ngôi nhà.
  • Thấm dột ẩm mốc còn ảnh hưởng đến môi trường sống, gây hại cho sức khỏe con người.
  • Ngoài ra thấm dột còn tiềm ẩn nguy cơ gây chập, cháy nổ nếu tiếp xúc với nguồn nước bị rò rỉ nhiễm điện.

Khi xuất phát hiện nhà vệ sinh bị thấm dột bạn cần có biện pháp chống thấm nhà vệ sinh ngay nếu không để càng lâu tình trạng thấm dột sẽ càng nghiêm trọng, khó xử lý gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.

Chống-thấm-nhà-vệ-sinh-hiệu-quả

Top 3 cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay

Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân gây ra thấm dột chúng ta cần có biện pháp chống thấm nhà vệ sinh phù hợp và dứt điểm. Hiện nay công nghệ chống thấm nhà vệ sinh càng ngày càng phát triển với nhiều vật liệu chống thấm tối ưu hơn. Và dưới đây là 3 cách chống thấm hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay mà chống thấm Nha Trang tổng hợp được.

Sử dụng màng chống thấm nhà vệ sinh

Màng chống thấm là một loại vật liệu  được sản xuất từ hỗn hợp có chứa nhiều bitum và hợp chất polymers APP nhằm mục đích phục vụ thi công chống thấm cho các công trình xây dựng.

Hiện nay trên thị trường có 2 loại màng chống thấm đó là:

  • Màng chống thấm tự dính: được dán trực tiếp trên lớp primer mà không cần sử dụng nhiệt
  • Màng chống thấm khò nóng: màng khò phải sử dụng khò nóng để làm tan chảy bitum bên dưới.

Ưu điểm

  • Khả năng chống thấm tốt phù hợp với các hạng mục chống thấm nhà vệ sinh, tầng hầm,… những nơi thường xuyên phải tiếp xúc với nước và độ ẩm. Đây được cho là ưu điểm nổi trội của màng khò chống thấm.
  • Đặc tính cơ học (độ bền, độ dẻo, độ cứng) cao giúp lớp chống thấm bền bỉ, chắc chắn, khả năng chịu tải tốt, ít bị biến dạng trước các tác động ngoại lực bên ngoài.
  • Tính linh hoạt cao,chịu được sự thay đổi nhiệt độ phù hợp với thời tiết khí hậu ở Việt Nam
  • Có thể ứng dụng cho nhiều hạng mục khác nhau, có thể làm lớp nền hoặc lớp trung gian trong hệ thống chống thấm đa lớp.

Quy trình thi công màng khò chống thấm nhà vệ sinh.

Bước 1:  Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt phải được làm sạch các tạp chất như: cát, bụi, đất đá, dầu mỡ, rêu mốc,..

Các bề mặt lồi lõm, khuyết tật, kết cấu không đặc chắc, bê tông bở phải được loại bỏ. Đục vỡ, loại bỏ các lớp vữa kém, hỏng và sửa chữa bằng vữa xi măng trộn Revinex trước khi thi công chống thấm.

Bước 2: Thi công lớp lót

Sau khi làm sạch, nhẵn và khô bề mặt dùng chổi quét, con lăn hoặc phun sơn lớp lót và để khô khoảng 1 giờ.

Sơn lót có độ nhớt thấp dễ dàng chui vào các lỗ hồng giúp tạo độ kết dính giữa màng lót và bê tông tốt hơn.

Bước 3: Thi công màng khò nóng.

Sau khi hoàn thành lớp lót, trải đều màng khò chống thấm Bitumex 4mm PE/S lên bề mặt cần thi công và dùng khò gas chuyên dụng để làm chảy lớp bitum bên dưới.

Sau khi màng chảy đều sử dụng con lăn miết chặt các góc trên bề mặt, các vị trí trọng yếu như cổ ống, góc chân tường, vị trí chồng mí giữa hai tấm màng cần được xử lý kỹ hơn.

Một số lưu ý khi thi công màng khò chống thấm nhà vệ sinh.

Trong quá trình làm nóng chảy Bitum cần căn mức lửa chuẩn tránh lửa quá to hoặc quá nhỏ, làm lớp màng không đồng đều hoặc bị thủng.

Thi công màng chống thấm nhà vệ sinh tương đối phức tạp, và việc sử dụng khò gas cũng nguy hiểm cho thợ.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sea Polyurethane gốc nước

Ưu điểm:

  • Thi công dễ dàng bằng chổi quét, con lăn hoặc máy phun chuyên dụng;
  • Khả năng bám dính rất tốt với các loại nền vữa và xi măng;
  • Tính năng chống thấm hoàn hảo;
  • Thân thiện với môi trường và không độc hại;

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sea Polyurethane

Chuẩn bị bề mặt:
  • Bề mặt nền bê tông yêu cầu phải được mài bằng máy chuyên dụng trước khi thi công chống thấm bằng Sea Polyurethane. Sau đó vệ sinh sạch bề mặt bằng máy hút bụi, chổi quét…
  • Kiểm tra lại bề mặt sau khi mài, nếu bị rỗng, rỗ hoặc bong tróc,… cần phải được sửa chữa bằng vữa chuyên dụng;
  • Có thể chuẩn bị bề mặt nền bằng cách thi công trát phủ lớp vữa xi măng – cát có trộn phụ gia Sae Latex ECO hoặc các loại vữa chuyên dụng;
  • Kiểm tra độ ẩm bề mặt cần chống thấm, độ ẩm cho phép thi công không quá 12%.
Thi công
  • Khuấy đều Sea Polyurethane từ 2 – 3 phút sau khi mở nắp bằng máy khuấy ở tốc độ thấp đến khi đồng nhất. Sau đó tiến hành thi công sản phẩm Sea Polyurethane bằng chổi quét, con lăn hoặc máy phun chuyên dụng;
  • Định mức thi công: 3 kg/m2/lớp. Thi công tối thiểu 2 lớp. Tốt

nhất nên thi công 3 lớp với tổng định mức 1.0 kg/m2;

  • Thi công lớp sau cách lớp trước từ 2 – 4 giờ.
Lưu ý
  • Thời gian thi công tối ưu trong vòng 90 phút sau khi mở nắp;
  • Không pha loãng sản phẩm bằng nước hay bất kỳ loại dung môi nào;

thùng sea polyurethane

Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sea Flex

Ưu điểm

  • Thi công một cách dễ dàng bằng các dụng cụ chổi quét, con lăn và các thiết bị phun chuyên dụng;
  • Có thể thi công trên nền ẩm;
  • Khả năng bám dính với bề mặt tuyệt vời;
  • Tính năng đàn hồi cao;
  • Có khả năng chống chịu lại các vết nứt của nền;
  • Không độc hại, không gây ô nhiễm nguồn nước khi tiếp xúc trực tiếp;

Sea-Flex-bao-bi-moi

Phương pháp trộn

  • Trộn 2 thành phần theo tỷ lệ A : B = 1 : 2.5 (tinh theo khối lượng);
  • Sử dụng các loại máy trộn điện ở tốc độ 400- 600 vòng/phút để trộn sản phẩm;
  • Đổ thành phần B vào trong thùng trộn, sau đó cho từ từ thành phần A vào trong khi vẫn tiếp tục duy trì trộn;
  • Thời gian trộn từ 3  5 phút tới khi hỗn hợp đồng nhất và không vón cục.

Thi công

  • Thi công bằng con lăn, chổi quét hoặc máy phun chuyên dụng;
  • Mật độ thi công 1.0 – 1.5 kg/m2/lớp;
  • Thi công tối thiểu 02 lớp. Lớp sau thi công vuông góc với lớp trước và cách nhau tối thiểu 4 – 6 giờ;
  • Thời gian thi công tối ưu trong vòng 30 phút kể từ lúc khuấy trộn xong.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon